Rằm tháng 7 hay còn gọi là lễ Xá tội vong nhân trùng với lễ Vu Lan, báo hiếu cha mẹ. Bản chất của ngày rằm này rất nhân bản, là lòng yêu thương con người với con người. Ngày có ý nghĩa mọi người tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và những người đã khuất. Lúc này, con người ta nên hướng tới yêu thương, đền ơn, đáp nghĩa và lòng từ bi thay vì tự mình đặt ra những điều “kiêng kị” không có sơ sở khoa học.
1. Không nên kiêng kị trong tháng 7 âm lịch
Khi tháng 7 âm lịch gõ cửa, nhiều người dân ta vẫn đồn đại nhau về “tháng cô hồn”, “tháng ma quỷ” thường xui xẻo và hay gặp vận hạn đen đủi. Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian. Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào. Nhiều người quan niệm rằng tháng cô hồn chỉ nên ăn chay niệm Phật, kiêng làm những việc lớn như dựng vợ, gả chồng, mua nhà, tậu xe, đi xa, mua sắm quần áo… Trên các diễn đàn còn chia sẻ 18 điều không nên làm trong tháng này như không được đi ra đường khi đã khuya, không phơi quần áo vào ban đêm, không được ở một mình, không được réo tên nhau khi đi chơi ban đêm, không được thức quá khuya, không được đến gần những góc tường xó tối, đi ra đường không được ngoái lại phía sau, không chụp ảnh vào ban đêm…
Hoàn toàn khác với những quan niệm nêu trên, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các cao tăng đều cho rằng, tháng nào cũng như nhau, nếu chúng ta sống bằng tâm, đức, không lừa lọc, dối trá thì không cần thiết phải lo lắng, sợ hãi. Mọi người cần sáng suốt nhìn nhận không nên quá kỹ tính kiêng khem, sinh mê tín bởi những quan niệm này chưa được bất kỳ khoa học nào chứng minh là đúng.
GS.TS Phạm Đức Dương, chuyên gia về Ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á chia sẻ rằng: “Ai cũng có thể có đức tin của mình song không nên sa đà vào mê tín. Nhiều khi chính sự sa đà quá mức sẽ khiến họ vuột mất cơ hội tốt, vận may một đi không trở lại”.
Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt nam (GHPGVN) cho rằng, kiêng kị như vậy là không đúng. Trong Phật giáo không có ngày lành tháng tốt. Việc cúng bái, đốt vàng mã cũng là một biểu hiện của việc mê tín, dị đoan, Phật giáo không dạy những điều đó.
Theo Hòa thượng Thích Thiện Tâm, trong mỗi người bao giờ cũng có những phước đức, nếu có tâm, tích phước, thì ma quỷ cũng phải sợ. Không phải sợ ma quỷ mà đốt vàng mã, cúng bái. Như vậy là mê tin, dị đoan.
Trao đổi với PV Thượng toạ Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng: “Truyền thuyết dân gian có chuyện là từ mùng 2/7 (Âm lịch), Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục. Với câu chuyện truyền miệng đó, dân gian quan niệm rằng tháng Bảy là tháng ma quỷ hành hoành khắp nơi nên làm việc gì cũng không tốt. Tuy nhiên, Phật giáo hoàn toàn không có quan niệm này cũng như quan niệm về ngày tháng tốt – xấu. Nếu tâm sáng thì ngày nào cũng là ngày tốt. Kiêng kỵ là phản khoa học”.
Lý giải về chuyện xưa nay dân gian thường đốt nến, hóa vàng bạc hoặc giết gà vịt để cúng trong dịp này, Thượng tọa Thích Thanh Duệ cho rằng nguồn gốc sâu xa là do bị ảnh hưởng bởi khái niệm “Tết Quỷ” của Đạo giáo Trung Quốc. Phật giáo không có chủ trương sát sinh hoặc đốt vàng bạc hàng mã để cúng tế quỷ thần. Ngày 15/7 Âm lịch là lễ Vu lan (báo hiếu cha, mẹ) của Phật giáo và khác hoàn toàn với “Tết Quỷ” của Trung Quốc. Theo tinh thần Phật giáo, tháng Bảy là tháng báo hiếu của những người con đối với ông bà cha mẹ còn sống hoặc đã khuất. Bước vào tháng Bảy thì các chùa thường lập đàn tụng kinh Vu lan để cầu siêu cho ông bà cha mẹ đã quá vãng, giúp cho họ được siêu thoát.
Thượng toạ Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
“Việc dân gian kiêng kỵ không làm việc lớn, trọng đại vào tháng Bảy Âm lịch là do chính quan niệm trong tháng Bảy “địa ngục mở cửa” nên có rất nhiều “hồn ma bóng quế” được thả ra. Những vong hồn này lang thang tìm về gia đình, bạn bè cầu mong sực giúp đỡ, để được siêu thoát. Nhưng quan niệm tháng Bảy Âm lịch là xấu thì tư nhân đóng cửa, còn Nhà nước nghỉ làm việc hết sao?”.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Giảng viên ĐHKHXH&NV:
“Tại sao người phương Tây không kiêng kỵ mà họ vẫn phát triển mạnh mẽ hơn nước ta gấp nhiều lần? Bản thân tôi không kiêng kỵ một điều gì cả”.
Đại đức Thích Thiện Hạnh, trụ trì chùa Vinh Phúc (thôn Quang Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) thì giải thích:
“Dân gian kiêng kỵ tháng Bảy Âm lịch là “tháng Ngâu” nên không làm việc đại sự vì nó buồn quá và quan niệm tháng này là tháng chia ly, mất mát. Hơn nữa, đây là tháng Xá tội vong nhân… Nhiều người quan niệm tháng này chỉ chuyên tâm thờ cúng, cầu cho những người đã khuất, vì cả năm nếu đi chùa đã cầu cho người sống rồi. Như vậy, không làm bất kỳ điều gì trong tháng này cũng là do tâm lý, không có cơ sở khoa học. Phật học khuyên mọi người ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày tháng nào xấu. Xấu hay tốt là do quan niệm con người tự đặt ra”.
Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, giảng viên Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQGHN) giải thích:
“Thói quen tâm lý người Việt từ bao đời nay không làm việc đại sự vào tháng này, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt và những vùng không chịu ảnh hưởng phong tục, tập quán tâm lý như trên. Tháng Bảy Âm lịch cũng là tháng mưa nhiều, vì thế, nhiều gia đình không làm nhà, động thổ hay xây dựng, một phần là do thời tiết. Nhưng mỗi vùng có một điều kiện khí hậu, thời tiết khác nhau nên cũng không thể kết luận được thời tiết ảnh hưởng đến việc kiêng xây nhà. Bởi, nếu có điều kiện thuận lợi họ vẫn làm”.
Với những gì các nhà nghiên cứu văn hóa có uy tín và các cao tăng đã lý giải, chuyện kiêng kỵ tháng Bảy Âm lịch vẫn chỉ là “thói quen” hay “tâm lý” mà thôi. Mà khi đã là thói quen, là tâm lý được hình thành trên cơ sở những lời đồn đại thì rất thiếu cơ sở khoa học. Trong tháng bảy có ngày lễ Vu Lan, là tháng báo hiếu của những người con đối với ông bà cha mẹ còn sống hoặc đã khuất. Lúc này, con người ta nên hướng tới yêu thương, đền ơn, đáp nghĩa và lòng từ bi thay vì tự mình đặt ra những điều “kiêng kị” không có sơ sở khoa học.
2. Cách chọn màu xe hợp mệnh theo phong thủy
Nhiều người quan niệm, việc chọn màu xe nên chọn theo luật tương sinh, tương khắc để tránh gặp rủi ro khi sử dụng. Màu xe hợp mệnh sẽ mang đến cho bạn sự tự tin, may mắn khi sử dụng, đồng thời cũng sẽ khiến chiếc xe bền hơn, tránh va chạm.
Cần đặc biệt tránh những màu tương khắc với mệnh của bạn, những màu này sẽ khiến tinh thần của bạn bị ảnh hưởng, tâm trí rối loạn, mất tập trung, dễ nóng giận, có thể gặp tai nạn hoặc bị thương tật.
Dựa theo phong thủy phương Đông, hy vọng đây sẽ là những gợi ý bổ ích cho bạn tham khảo trước khi mua xe.
Chọn màu xe cho người mệnh Hỏa
Nếu bạn là người có mệnh Hỏa thì nên chọn xe màu đỏ trẻ trung, đây là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.
Thế nhưng nếu bạn thấy không phù hợp với những màu này do sặc sỡ thì cũng có thể chọn xe màu trắng. Đây cũng được coi là những màu tương hợp với người mệnh Hỏa.
Đặc biệt lưu ý, người mệnh Hỏa không nên chọn xe màu đen sẽ đem lại điềm rủi. Bởi vì màu đen thường tượng trưng là thủy, tức là nước. Thủy Hỏa tương khắc là điều khó tránh khỏi.
Chọn màu xe cho người mệnh Thủy
Khi tìm hiểu về các dòng xe nên tìm hiểu trước mẫu xe đó có những màu gì, người mệnh Thủy được khuyên nên chọn xe màu trắng.
Màu trắng hoặc màu bạc là những màu tương sinh đem lại nhiều may mắn lại là những màu đa dụng được nhiều người yêu thích. Chọn xe màu trắng có thể mang lại đại cát đại lợi cho những người mang mệnh này.
Đặc biệt cần tránh mua xe màu vàng be là màu tương khắc với người mệnh Thủy..
Chọn màu xe cho người mệnh Kim
Theo quy luật ngũ hành, màu hợp với người mang mệnh Kim là màu vàng. Màu vàng sẽ đem lại cho bạn nhiều tài lộc cùng may mắn thuận lợi khi di chuyển cũng như công việc làm ăn.
Ngoài màu vàng, bạn cũng có thể lựa chọn mua ô tô màu trắng hoặc màu bạc được coi là màu hòa hợp. Nhưng bạn cần đặc biệt chú ý những xe màu đỏ hoặc màu xanh là màu tương khắc.
Chọn màu xe cho người mệnh Mộc
Bạn là người mệnh Mộc thì không thể nào bỏ qua một chiếc màu đen lịch lãm đầy sang trọng.
Các màu bạn cần tránh khi mua xe là màu trắng và màu vàng. Hai màu này có thể sẽ đem lại điềm xấu.
Chọn màu xe cho người mệnh Thổ
Các màu xe ô tô tương hợp với người mệnh Thổ là màu đỏ hoặc vàng. Chọn mua xe màu này sẽ tránh rủi ro cho bạn. Đây còn là 2 màu sáng được yêu thích khi mua xe.
Bạn cần tránh màu đen khi mua xe vì ngũ hành tương khắc có thể sẽ đem lại nhiều xui rủi.
Chọn màu xe hợp phong thủy sẽ đem lại may mắn cho chủ nhân
Khi đã biết được một mẫu xe định mua có những màu gì và cách chọn màu xe phù hợp, hy vọng bạn sẽ tìm được một chiếc xe ưng ý.
Trường hợp muốn được tư vấn cụ thể hơn, đừng ngần ngại liên hệ Đại lý xe ô tô Hyundai Giải Phóng. Gọi ngay Hotline bán hàng: 090 618 1166.
>>> Xem ngay Bảng giá xe Hyundai 2019 mới nhất từ đại lý chính hãng để lựa chọn cho mình một mẫu xe phù hợp nhé!
—————————–
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Hyundai Giải Phóng – Đại lý Hyundai 3S hàng đầu Việt Nam
Showroom 1: Số 510 Đường Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội
Showroom 2: Số 68 Trường Chinh, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Tel: 024 3681 3968
Hotline bán hàng: 090 618 1166
Website: https://hyundaigiaiphong.com.vn