Phanh xe hơi là một bộ phận rất quan trọng nó hạn chế tối đa những rủi ro mà lái xe có thể gặp trong qua trình di chuyển.
Bài viết này mình sẽ giới thiệu tới các bạn cách nhận biết phanh xe bị hỏng để có những biện pháp phát hiện kịp thời tránh những rủi ro không đáng có.
Đạp phanh bị hẫng
Nguyên nhân đạp phanh bị hẫng thường là do phanh bị mất áp suất
Khi bạn đạp phanh nếu lái xe có cảm giác bị hãng thì nhiều khả năng phanh đã bị mất áp suất. Nguyên nhân do xy-lanh phanh bị trầy xước hay rỗ khiến dầu bị hồi lại mỗi khi đạp phanh. Ngoài ra cũng có thể do dẫn dầu bị rạn nứt khiến dầu bị rò rỉ. Do vậy nếu gặp trường hợp này thì lái xe không nên đạp phanh quá đột ngột mà nên đạp từ từ để giảm tốc độ tranh việc ống dẫn dầu có thể bị vỡ.
Phanh không nhả (bó cứng phanh)
Hiện nay công nghệ chống bó cứng phanh đã được sử dụng trên rất nhiều xe. Tuy nhiên một số xe đời cũ chưa có hệ thống này cũng cần lưu ý, nguyên nhân trường hợp này là do xy-lanh bị kẹt hoặc thao tác tay lái xe sai như: phanh tay điều chỉnh sai…
Đạp phanh thấy nặng
Khi lái xe đạp phanh thấy nặng thường là do trợ lực chân không bị hỏng
Cũng như công nghệ chóng bó cứng phanh thì hầu hết các hãng xe ngày nay đều có hệ thống trợ lực chân điện tử giúp người điều khiển giảm bớt lực tác động lên phanh. Nhưng khi mà đạp phanh thấy nặng thì nhiều khả năng là do bộ phận trợ lực này bị hỏng hóc, có thể do không khí đã lọt vào tạo ra sự chênh lệch áp suất.
Ngoài nguyên nhân trên thì việc đạp phanh thấy nặng cũng có thể là do đường ống dẫn dầu bị tắc khiến áp lực dầu tăng cao nhưng không truyền tới được cơ cấu phanh.
Một trường hợp cũng khá nguy hiểm khi đạp phanh hết cỡ mà xe không dừng thì thường là do hệ thống phanh thiếu dầu hoặc bị không khí lọt vào dẫn tới pit-ton xi-lanh chính bị cong hoặc má phanh quá mòn không còn mà sát.
Đạp phanh thấy xe bị lệch
Trường hợp đạp phanh mà thấy xe bị lệch thì chứng tỏ tác động của phanh lên bánh đang không đều. Nên mang xe tới trung tâm bảo dường để kiểm tra tránh trường hợp xe bị lật khi phanh do tác động không đều.
Đạp phanh có tiếng kêu ken két
Chứng tỏ má phanh đã bị mòn, hoặc cũng có thể do chất bẩn bám vào. Tùy từng nguyên nhân mà bán nên mang xe đi bảo dưỡng, thay má phanh mới hoặc làm sách hệ thống phanh.
Chúc các bạn lái xe an toàn !