Với việc chính sách thuế chuẩn bị áp dụng cho năm 2016, nhiều khả năng thị trường ô tô tại Việt Nam có nguy cơ đi xuống giống như năm 2012.
Cụ thể thời gian áp dụng những chính sách thuế mới bắt đầu có hiệu lực vào 01/01/2016, trước tình trạng này buộc các nhà nhập khẩu phải tăng giá để đảm bảo lợi nhuận.
Đối với xe nhập khẩu dưới 24 chỗ ngồi sẽ không còn tính theo giá vốn mà được tính trên giá bán buôn bao gồm, giá vốn, phí vận chuyển, quảng cáo, chi phí bán hàng và lợi nhuận và không được dưới 105% giá vốn, trong khi các nhà nhập khẩu vẫn phải đóng thuế TTĐB tại khâu nhập khẩu.
Việc Nghị định 108 được ban hành thì gần như bị sửa đổi bởi một điều luật khác khiến các nhà nhập khẩu đang bày tỏ sự lo lắng về việc liên tục điều chỉnh chính sách thuế trong thời gian quá ngắn sẽ ảnh hưởng tới ổn định của thị trường, mà cụ thể là sự phát triển của ngàng ô tô tại Việt Nam.
Cùng với đó việc điều chỉnh thuế TTĐB khiến các nhà nhập khẩu được trước thuế TTĐB tùy theo dung tích xy lanh mà phần lớn các dòng xe nhập khẩuđều có dung tích xe lanh 2.0 lít trở lên, có lẽ thương hiệu chịu thiệt nhất vẫn là thương hiệu siêu sang Roll-Royce.
Theo như giám đốc điều hành của Rolls-Royce Việt Nam cho biết: Việc đánh thuế theo dung tích xi-lanh nhằm hạn chế việc tiêu hao nhiên liệu và khí thải ra môi trường là bất hợp lý bởi một chiếc Roll-Royce Phantom có động cơ 6.75 lít còn tiết kiệm hơn một chiếc Toyota Land Cruise mặc dù chiếc xe này có dung tích xi-lanh nhỏ hơn.
Sẽ không có chuyện giá ô tô ở Việt Nam sẽ giảm mà thậm chí còn tăng mạnh khi áp dụng chính sách thuế mới. Qua tìm hiểu về các hiệp định Thương mại có thể thấy TPP cần lộ trình 10 năm nữa, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU vẫn chưa đi tới ký kết trong khi đó thì Hiệp định Thương mại hóa ASEAN chỉ những dòng xe nào có 40% linh kiện được sản xuất tại ASEAN mới được ưu đã thuế.