Theo công văn từ Bộ Tài chính gửi trả lời tập đoàn Phú Thái về việc đề xuất mức thuế nhập khẩu cho việc nhập khẩu, lắp ráp cũng như phân phối xe hơi mang thương hiệu Volkswagen tại Việt Nam.
Qua đó Vụ Chính sách Thuế cho biết linh kiện mà tập đoàn Phú Thái dự kiện nhập gồm 14 cụm tháo rời của Volkswagen, tuy nhiên một số cụm không đáp ứng được quy định về tỷ lệ rời rạc tối thiểu theo thông tư 05 của Bộ Khoa học và công nghệ, do vậy sẽ vẫn phải áp dụng mã hàng cũng như thuế suất của xe nguyên chiếc, tương đương khoảng 70%.
Trường hợp 14 cụm linh kiện nhập khẩu từ tập đoàn Volkswagen chỉ đáp ứng được 1 trong 2 điều kiện hoặc không đáp ứng cả 2 thì phải áp dụng mã hàng hóa cũng như chịu mức thuế suất của xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Trước đó thì đại diện phái tập đoàn Phú Thái từng cho biết, Volkswagen đã chỉ định tập đoàn PON của Hà Làn hỗ trợ Phú Thái thực hiện việc nghiên cứu thị trường tại Việt Nam cũng như lập một bản kế hoạch nhằm thâm nhập sản phẩm của Volkswagen vào thị trường Việt Nam biến nơi đây thành thị trường xe hơi chính của ASEAN.
Tuy nhiên theo nhận định từ một số chuyên gia cho rằng mục đích chính của Volkswagen là lắp ráp đơn giản tại Việt Nam nhằm hưởng mức thuế nhập khẩu cũng như hưởng lợi khi mức thuế ô tô từ các nước ASEAN giảm về 0% vào năm 2018. Trong khi việc nhập khẩu nguyên chiếc sẽ phải chịu mức thuế suất khá cao gần 70%, nếu như chuyển sang lắp ráp thuế suất nhập khẩu linh kiện có thể sẽ giảm xuống còn 25% thấp hơn rất nhiều so với nhập khẩu nguyên chiếc.