Việc đề xuất giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, tới năm 2019 các dòng xe cỡ nhỏ sẽ giảm khoảng 42%, tức là chỉ còn hơn 1 nửa so với hiện nay. Tuy nhiên nỗi lo lớn nhất, nếu ô tô tăng mạnh, đường sá yếu kém thì đường đâu để đi.
Ô tô nhiều, hạ tầng thấp kém không đáp ứng nổi thì chuyện tắc nghẽn, tại nạn giao thông sẽ là hệ quả tất yếu, và để làm hạ tầng cho ô tô thì cần hàng nghìn tỷ USD một con số quá lớn không biết lấy đâu.
Giá ô tô giảm mạnh, sẽ khiến nhu cầu tăng cao, dự báo cho thấy từ 2020 – 2030 Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn ô tô hóa, với mức bình quân 70 chiếc/1.000 dân, ước tính khoảng 7 triệu xe vào năm 2025. Hạn chế về việc giá xe rẻ sẽ gây sức ép lớn lên hạ tầng giao thông.
Trong khi mật độ giao thông tại Việt Nam rất thấp so với các nước trên thế giới, diện tích giao thông tại 2 thành phố lớn của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 7-9% trong khi trên thế giới là 20-25%.
Không những thế hệ thống giao thông tại Việt Nam lại không được quy hoặc bài bản, phương tiện cá nhân tăng nhanh, trong khi hạ tầng không đáp ứng kịp là nguyên nhân gây nên ùn tắc giao thông.
Theo như số liệu từ cơ quan chức năng thì mật độ tăng trưởng từ 30-50%/năm đối với xe máy và 10%/năm với xe hơi. Trong khi tốc độ phát triển hạ tầng chỉ ở mức 2%.
Đây cũng là lý do khiến nhiều người lo ngại việc thuế giảm mạnh sẽ làm số lượng xe tăng nhanh gây áp lực lên hạ tầng giao thông, không chỉ các cơ quan chức năng, ngay cả các doanh nghiệp ô tô cũng rất lo ngại, nếu mức giá giảm bán được nhiều xe thì đáng mừng nhưng nhiều quá mà hạ tầng không đáp ứng nổi sẽ gây khó khăn và có thể chính sách sẽ bị điều chỉnh để hạn chế.