Vừa thay lốp mới nhưng không ít tài xế gặp phải tình trạng nổ lốp, gây ra không ít tai nạn. Đổ lỗi cho chất lượng đường nhưng giờ đường sá đã được cải thiện đáng kể, nhiều tuyến đường cao tốc giúp tiết kiệm thời gian. Hay có lẽ tại đinh, “vĩ mô” hơn có lẽ do thời tiết,…
Có ai biết rằng, việc lốp mới nhưng chất lượng cũ không phải tài xế nào cũng phát hiện ra. Đôi khi, lốp chưa dùng lần nào nhưng ở trong kho nhiều năm, chất lượng cũng bị xuống cấp, thậm chí là trầm trọng. Đó là còn chưa kể một đội ngũ chuyên nạo lốp cũ thành lốp mới chuyên nghiệp, “có nghề”.
Lốp xe cũng có hạn sử dụng
Trong khi tuổi thọ của lốp không nên quá 6 năm mà nhiều lốp nằm trong kho cả chục năm, vậy liệu lốp “mới” có thực sự mới? Lái xe thay lốp đâu biết rằng sản phẩm mình mới bóc tem là hàng cũ, quá hạn sử dụng. Cao su khi đã bị thay đổi tính chất sẽ không còn an toàn.
Lưu ý cho lái xe:
Các nhà sản xuất luôn dập năm sản xuất lên lốp. Vì thế, khi thay lốp mới, các tài xế nên đặc biệt chú ý đến chi tiết này và phải ghi nhớ cách đọc các thông số.
Ví dụ: số 0907 dập nổi trên lốp có nghĩa là: Lốp được sản xuất vào tuần thứ 9 của năm 2007.
Trò nạo lốp cũ thành lốp mới
Hiện nay, các công nghệ làm “hô biến” lốp cũ thành lốp mới không hề hiếm. Lốp được lột cao su ở rãnh, nạo cao su để tạo hoa lốp để tạo thành các rãnh, hoa như mới. Chưa kể đến các thủ thuật được “mật truyền” giữa những kẻ trong nghề.
Lưu ý cho lái xe:
Các bác tài cần kiểm tra 2 đường chỉ xanh, đỏ chạy dọc trên gai lốp xem còn mới hay không. Nếu chưa chắc chắn, có thể xem gai gió của lốp còn hay không, hoặc kiểm tra phần hông và các hõm trên bề mặt vỏ sẽ thấy dư tí xíu của cao su dư do dập khuôn lốp.
Ngoài ra, người mua cũng có thể kéo một sợi gai nhỏ cao su dư trên lốp để kiểm tra. Nếu lốp cũ đã qua sử dụng hoặc tồn kho lâu ngày thì khả năng cao su bị lão hóa cao nên dễ bị đứt. Hàng mới sản xuất sẽ dai và khó đứt hơn nhiều.
Chúc tài xế có sự lựa chọn sáng suốt và lái xe an toàn!