Hilux bị bỏ xa trên bảng xếp hạng so với 2 dòng bán tải đồng hương, khiến hãng xe của Nhật buộc phải thay đổi chiến thuật tại thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt Việt Nam
Việc không cần quảng cáo mẫu xe của Nhật vẫn bán tốt nhờ sức nặng thương hiệu, tuy nhiên sự đi lên chóng mặt của Ford Ranger mà Mazda BT-50 trong mấy năm trở lại đây khiến Toyota đứng ngồi không yên bởi chiến lược kinh doanh có phần nào đi xuống. Do vậy Toyota cũng đã nhanh chóng đưa chiếc Hilux 2016 góp mặt tại Việt Nam sau một thời gian ngắn ra mắt tại Thái Lan.
Chiếc xe của Toyota còn được bổ sung thêm lựa chọn và bảng giá mềm hơn nhằm tăng sự cạnh tranh với các đối thủ, Hilux mới được trang bị 3 phiên bản 2.5E 4×2 MT, 3.0G 4×4 MT và 3.0G 4×4 AT cùng mức giá 693 triệu VND, 809 triệu, 877 triệu VNĐ.
Không thay đổi quá nhiều so với người tiền nhiệm về thiết kế, mà Toyota tập trung vào thay đổi khả năng vận hành cũng như thêm một số tiện nghi cho mẫu xe bán tải này. Kích thước cũng được tăng thêm với chiều dài, rộng, cao là 5.330 x 1.855 x 1.815 mm, chiều dài cơ sở 3.085mm.
Nội thất có vẻ rộng rãi hơn và được bổ sung thêm đồ chơi với vô lăng thể thao, màn hình hiển thị đa phương tiện, khởi động nút bấm cùng dàn âm thanh 6 loa…
Những trang bị an toàn trên xe cũng được nâng cấp 7 túi khí cho bản cao cấp nhất cùng 3 túi khí cho hai phiên bản thấp cấp hơn, Phanh ABS, phanh điện tử EBD, khởi hành ngang dốc HAC và hệ thống cảnh báo phanh gấp…
Tuy nhiên trên thực tế thì Hilux không có điểm gì khác biệt so với các đối thủ bởi trang bị trên Hilux thì các đối thủ cũng được trang bị, việc nâng cấp này chi tăng thêm sự cạnh tranh.
Hilux được trang bị động cơ 2.4L công suất 142 mã lực tại 3.400 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 343 Nm cùng hộp số sàn 6 cấp. Ngoài ra chiếc xe còn có động cơ máy dầu 3.0L với công suất 161 mã lực tại 3.400 vòng/phút, kết hợp hộp số sàn 6 cấp hoặc tự động 5 cấp.